Phản ứng và ghi nhận Trận thành Gia Định, 1859

Của vua quan nhà Nguyễn

Nghe tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế vẫn chủ trương để đại quân phòng ngự Đà Nẵng, chỉ phái thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 15.000 quân vào đóng ở Biên Hòa".[12]

Tổng đốc Long Tường Trương Văn Uyển một mặt gửi sớ về triều đình báo tin thất thủ Gia Định, mặt khác ông cũng triệu tập các trấn thủ khác ở An Giang, Định Tường, Hà Tiên hợp sức chống cự. Tổng đốc Trương Văn Uyển kéo quân tới đồn Lão Sầm, gần chùa Mai Sơn để tấn công nhưng quân Pháp đổ ra bao vây, quân nhà Nguyễn phải lui về cố thủ Vĩnh Long và trong trận này, chủ tướng của quân Nguyễn bị trọng thương [13].

Theo như nhận định của Nguyễn Phan Quang, "một cuộc giải phóng đất nước đã mở ra" nhưng tướng nhà Nguyễn chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Hiệp lại chủ trương "án binh bất động" để "làm nản lòng địch". Do vậy, thời cơ đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi bị bỏ qua.[14]

Của nhân dân Việt

Quân Pháp tuy đã hạ được thành Gia Định, nhưng phải đối phó với những đạo quân "ứng nghĩa" hoạt động sôi nổi ở khắp nơi, đêm ngày phục kích, đột kích, bao vây đối phương. Nhân dân cũng đã tự thiêu hủy nhà cửa, di tản hết, không hợp tác với Pháp.[14] Ngoài ra cũng có những người dân địa phương đi lính cho Pháp.[15]

Đại bác của hải quân Pháp, được đúc năm 1868, bên cạnh những khẩu "Thần uy tướng quân" của quân đội nhà Nguyễn.

Ghi nhận của Pháp

Sách Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh, tập I, trích lại báo cáo của quân Pháp:

Người Việt Nam tự vệ mạnh mẽ, đường đạn của họ không phải là không chính xác, tàu La Dragonne bị trúng ba phát đạn, tàu Avalanche bị 7 phát...[11]

Trước sự kháng cự của quân và dân Việt, đêm 21 tháng 4 năm 1859, quân Pháp ở đồn Hữu Bình bị thiệt hại khá nặng. Trong một báo cáo gửi về Bộ hải quân Pháp ở Paris, tướng De Genouilly đã than rằng:

"Bây giờ tôi không biết bằng cách gì và đến chừng nào cái sự việc Nam Kỳ này sẽ được giải quyết.[11]Không thể không thừa nhận rằng cuộc chiến tranh với nước này còn khó hơn cuộc chiến tranh với vương quốc Trung Hoa.[14]"